Tìm hiểu về thông số của Loa karaoke từ A-Z

Hoàng Audio 3 năm trước 1788 lượt xem

Hoàng Audio xin giới thiệu các thông số kỹ thuật chính của loa và giải thích một cách rõ ràng nhất

Xin chào các bạn. Loa karaoke là thiết bị không thể thiếu đối với bộ dàn. Khi các bạn mua loa, các bạn cần tìm hiểu về thông số kỹ thuật của loa để đảm bảo sở hữu cặp loa chuẩn, phù hợp nhất. Cụ thể ra sao, mời các bạn theo dõi chia sẻ sau đây của tôi.

Các thông số kĩ thuật của loa karaoke    

1. Tần số đáp ứng và Đáp tuyến tần số. 

tần số đáp ứng của loa karaoke

Như bạn đã biết, theo lý thuyết thì dải tần số âm thanh mà tai người nghe được nằm trong khoảng từ 20Hz đến 20KHz, và để dễ xác định thì sẽ chia dải tần số trên thành 3 “khoảng tần số” cơ bản nhất bao gồm:

Bass (âm trầm, thường được tính từ ~20Hz đến ~200Hz)
Mid (âm trung, từ ~200Hz đến ~4KHz)
Treble (âm cao, từ ~4KHz đến ~20KHz)

Loa là thiết bị có nhiệm vụ tái tạo lại và phát ra các âm thanh thuộc 3 khoảng tần số này, truyền đến đôi tai của bạn.

Tần số đáp ứng: loa càng có tần số đáp ứng rộng (trải dài hết dải tần 20Hz đến 20KHz) thì càng tái tạo được đầy đủ tần số mà tai người cảm nhận rõ nét nhất. 

2. Số lượng và kích thước của củ loa

Củ loa được coi là bộ phận quan trọng nhất của loa, không khác gì quả tim của loa. Có tất cả 4 loại củ loa thường được dùng là củ loa subwoofer đảm nhiệm âm siêu trầm, củ loa midrange đảm nhiệm tần số trung, củ loa woofer đảm nhiệm âm trầm và củ loa tweeter đảm nhiệm âm tần số cao. Ngoài ra, tại một số sản phẩm loa cao cấp còn xuất hiện thêm củ loa super tweeter, củ loa này đảm nhận những âm thanh với tần số siêu cao. Hầu như các loại loa đều có nhiều củ loa, duy chỉ có loa siêu trầm là chỉ có duy nhất một củ loa subwoofer.

số lượng và kích thước củ loa karaoke

Mỗi loại củ loa sẽ cần một kích thước khác nhau. Ví dụ loa tweeter cần kích thước nhỏ để có thể tái tạo những âm với tần số cao. Còn loa woofer thì cần có kích thước lớn, mục đích là giúp loa đẩy được lượng không khí lớn, tái hiện được những âm có tần số thấp.

Trên thực tế bạn cũng không cần thiết phải quá quan tâm đến thông số này của loa. Bởi nó không có ảnh hưởng nhiều đến khả năng phối ghép cũng như phòng nghe của bạn.

3. Trở kháng loa karaoke. 

Trở kháng hạn chế tối đa khả năng xấu nhất là làm cháy (quá tải) mạch amply khi phối ghép sai. Thông thường loa có trở kháng 6-8 Ohm bạn sẽ ít khi phải lo lắng, nhưng với trở kháng 4 Ohm sẽ cần lưu ý nhiều hơn khi tính toán công suất amply cần có để phối ghép.

trở kháng của loa karaoke

Nguyên nhân là do các dòng loa trở kháng thấp yêu cầu công suất khuếch đại lớn hơn nhiều so với các loại loa có trở kháng cao hơn, dẫn đến nguy cơ làm quá tải amply. 

4. Công suất định mức / Công suất đỉnh. 

Công suất định mức và công suất đỉnh của loa rất khác nhau. Công suất đỉnh là công suất tối đa mà thiết bị có thể đạt được trong một thời gian rất ngắn, khác với công suất định mức thông thường có thể phát liên tục mà không ảnh hưởng đến tuổi thọ của loa. Bạn sẽ cần chú tâm hơn đến thông số Công suất định mức của loa.

công suất của loa karaoke

Việc xác định rõ công suất định mức của loa sẽ giúp các bạn chọn mua amply phối ghép dễ dàng. ( cho hình ảnh minh họa )

5. Số đường tiếng của loa.

Số đường tiếng của loa là số củ loa phụ trách các dải tần số khác nhau (được chia nhỏ ra từ dải tần số 20Hz – 20KHz).

Thông thường loa karaoke sử dụng 2 đường tiếng chính đó là Bass và Treble

số đường tiếng của loa karaoke

Âm bass có dải tần từ: 

Low bass (Deep bass) : ~ 20Hz – 80Hz
Bass : ~ 80Hz – 320Hz
Upper bass (High bass) : ~ 320Hz – 500Hz

Âm treble có dải tần từ: 6kHz đến 20kHz. 

6. Độ nhạy loa karaoke

Độ nhạy là yếu tố cực kỳ quan trọng, biểu thị cường độ âm thanh mà loa có thể phát ra ở một mức công suất khuếch đại nhất định. Độ nhạy không hẳn là thước đo về chất lượng âm thanh nhưng cho biết amply của bạn cần mạnh đến mức nào để kết hợp và giúp hệ thống hay hơn. Thông thường những loa độ nhạy cao thường được phối ghép với amply công suất thấp, để mang đến hiệu quả khuếch đại âm thanh tốt hơn cho bộ dàn.

độ nhạy của loa karaoke

Thông thường loa karaoke truyền thống có độ nhạy là: 80-90dB. 

Loa chuyên nghiệp có độ nhạy là: >90dB. 

7. Góc phủ âm:

Góc phủ loa được hiểu là tầm phát ở mặt trước loa, là “góc lan truyền từ trục tưởng tưởng từ loa đến người nghe có cường độ âm thanh  đến các điểm -6dB ở hai bên” Chúng ta có thể hiểu đơn giản góc phủ loa là độ rộng của một khu vực mà loa phát ra âm thanh bao phủ. 

8. Kích thước và trọng lượng loa. 

kích thước cân nặng loa karaoke

Kích thước loa nhìn chung cần phù hợp với không gian phòng của bạn, không phải kích thước càng lớn sẽ phù hợp với không gian hoặc ngược lại.
Về yếu tố trọng lượng, theo lý thuyết thì loa có trọng lượng nặng khi hoạt động sẽ phát âm thanh ổn định, chuẩn xác hơn các loại loa nhẹ, do tần số âm thanh ít bị ảnh hưởng bởi độ rung của chính thùng loa đó. Tuy nhiên còn phải xét đến các yếu tố khác như độ vững chắc của bề mặt đặt loa, của chân loa..v..v…

Loa HAS KI312

Loa HAS KI312

10.400.000₫16.000.000₫ Xem chi tiết
Loa HAS KP310

Loa HAS KP310

6.940.000₫10.670.000₫ Xem chi tiết
Loa HAS FT112

Loa HAS FT112

15.600.000₫24.000.000₫ Xem chi tiết
Loa HAS FK110

Loa HAS FK110

13.000.000₫20.000.000₫ Xem chi tiết

0 Bình luận đánh giá

Chọn đánh giá của bạn
090.8686.098

Hotline bán hàng

Giao hàng toàn quốc

Nhận hàng 2-4 ngày

Danh mục sản phẩm
facebook messager Zalo Call Phone