Kinh nghiệm chọn mua ampli nghe nhạc
Trên thị trường Việt Nam hiện tại có rất nhiều loại ampli, từ bán dẫn cho đến bóng đèn, từ second-hand cũ kỹ cho đến các loại ampli đời mới hào nhoáng. Để chọn mua ampli giá bình dân mà chất lượng tốt, bạn cũng cần phải có mẹo.
Trên thị trường Việt Nam hiện tại có rất nhiều loại ampli, từ bán dẫn cho đến bóng đèn, từ second-hand cũ kỹ cho đến các loại ampli đời mới hào nhoáng. Để chọn mua ampli giá bình dân mà chất lượng tốt, bạn cũng cần phải có mẹo.
Xem xét hình thức bên ngoài:
(Hình ảnh minh họa cho chiếc ampli nghe nhạc sansui 9090db nhìn từ mặt trước)
Hình thức bên ngoài của ampli tương đối dễ kiểm tra. Không nên chọn mua ampli bị trầy xước nhiều, mặc dù có thể không ảnh hưởng gì đến âm thanh nhưng không được hấp dẫn về thẩm mỹ. Thông thường các đời ampli bình dân mặt trắng đang bán trên thị trường là đời sản xuất đã lâu, cách nay chừng 15-20 năm. Tuy nhiên, theo kinh nghiệm của nhiều người, ampli mặt trắng, đen hay vàng… cũng không quan trọng, bởi với số tiền “bình dân”, các bạn cần xác định mình đi mua âm thanh, chứ không nên đi mua hình thức.
(Hình ảnh minh họa cho chiếc ampli sansui 9090db nhìn từ mặt sau máy)
Tuy nhiên, có một số điểm bên ngoài bạn cần chú ý khi kiểm tra, đó là các nút vặn có được đều tay, chặt chẽ hay không, các đầu giắc RCA tín hiệu mòn nhiều hay chưa? Bạn cũng nên lật đáy ampli lên xem. Nếu tấm tôn nơi đáy đã ố màu, không còn bóng sáng, không còn “bảy sắc cầu vồng” hoặc lem nhem mấy vết “hoa tay” thì chắc chắn đó là chiếc ampli đã bị tháo lắp nhiều lần.
Mở máy - Kiểm tra linh kiện bên trong
(Hình ảnh minh họa cho chiếc ampli sansui 9090db khi tháo nắp máy)
Mở bên trong máy, các ampli công suất lớn, chất lượng cao, thuộc dòng “hàng kỹ” thường bao giờ cũng chắc nặng, có bộ biến thế nguồn lớn, tụ lọc nguồn có điện dung cao, chữ in màu nhũ vàng trên thân tụ. Các mạch in cần phải sáng bóng, không bị ố rỉ hoặc xỉn màu. Các linh kiện như tụ trở, con sò phải còn nguyên bản. Bộ sò công suất có tác động khá nhiều đến chất âm và công suất của ampli nên bạn cần kiểm tra kỹ. Các vết hàn “zin” ở chân sò thường tròn, có độ bóng vừa phải, có thể có một ít nhựa hàn lem ra xung quanh. Lưng sò nơi tiếp xúc với cánh tỏa nhiệt bao giờ cũng có một lớp mỡ màu trắng. Nếu sò còn nguyên bản, lớp mỡ này chuyển qua màu hơi vàng, nhẹ và thường hơi khô. Nếu sò đã thay, lớp mỡ thường ướt và trắng trơn.
0 Bình luận đánh giá
Gửi đánh giá của bạn